“Y tế sạch – Môi trường Xanh” – Cùng hành động để Giảm thải rác thải nhựa

Rác thải nhựa, đặc biệt là rác thải nhựa Y tế đang là một vấn đề mang tính toàn cầu bởi chúng có tác động xấu đến sức khỏe và cả môi trường sống của tất cả các loài động, thực vật.

Ngày 26/02/2025, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam công bố khởi động Chương trình đổi mới sáng tạo về nhựa năm 2025.

Phát biểu tại sự kiện, ông Lê Ngọc Tuấn – Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ Tài Nguyên và Môi trường) cho biết tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường, trong đó 0,28- 0,73 triệu tấn thải ra biển. Thế nhưng chỉ 27% trong số này được tái chế, tận dụng bởi các cơ sở, doanh nghiệp. Điều đáng nói, việc xử lý và tái chế rác thải nhựa còn nhiều hạn chế khi có đến 90% rác thải nhựa được xử lý theo cách chôn, lấp, đốt và chỉ có 10% còn lại là được tái chế.

Zalo

Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay, nó đe dọa đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu và nhiều hệ lụy khác mà con người phải gánh chịu. Giáo dục cho mọi người ý thức bảo vệ môi trường là một giải pháp bảo vệ môi trường cho tương lai. Đặc biệt là đối với rác thải nhựa,với đặc tính bền vững trong tự nhiên, rác thải nhựa (chai nhựa, túi ni-lông, hộp đựng đồ ăn, cốc…) cùng với các chất gây ô nhiễm môi trường khác đã và đang tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người trên toàn thế giới. Rác thải nhựa đang là một vấn đề mang tính toàn cầu bởi chúng có tác động xấu đến sức khỏe và cả môi trường sống của tất cả các loài động, thực vật. Tác hại của rác thải nhựa như nào?

Đối với con người

Rác thải nhựa có thời gian phân huỷ rất lâu từ 100 – 1000 năm và trong quá trình phân huỷ đó chúng sẽ bị phân rã thành các mảnh nhựa siêu nhỏ.

Những hạt vi nhựa (microplastic) này sẽ đi vào nguồn nước, đất, không khí, thức ăn… mà khi con người tiếp xúc, ăn phải những mảnh vi nhựa này thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe. Đây cũng là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như mất cân bằng hoóc-môn, bệnh về hô hấp, bệnh về thần kinh…

Cụ thể hơn, vì chúng có kích thức nhỏ nên có thể đi qua hàng rào nhau thai cũng như máu não để đi vào đường tiêu hóa và phổi, những vị trí tiềm ẩn nguy cơ bị tổn thương. Đồng thời, các hạt nhựa có khả năng hấp phụ các vi sinh vật hay chất ô nhiễm độc hại. Khi vào cơ thể, chúng có thể gây stress oxy hóa các tế bào, dẫn đến kích hoạt nhiễm trùng, suy giảm hệ miễn dịch, rối loạn quá trình nội tiết.

Ngoài ra, nhiều loại túi nilon được làm từ dầu mỏ nguyên chất khi chôn lấp sẽ ảnh hưởng tới môi trường đất và nước. Thậm chí khi đốt chúng sẽ tạo ra khí thải có chất độc dioxin và furan gây ngộ độc, ảnh hưởng tuyến nội tiết, gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch,… Bên cạnh đó, việc dùng túi nilon đựng đồ ăn nóng sẽ sinh ra nhiều chất độc hại cho cơ thể.

Đối với môi trường

Do tính chất khó phân hủy nên ngay cả khi được thu gom đưa đi chôn lấp vào đất chúng vẫn tồn tại hàng trăm năm làm thay đổi tính chất vật lý của đất đồng thời gây ô nhiễm môi trường đất, làm đất không giữ được nước dẫn đến tình trạng xói mòn, thiếu dinh dưỡng, oxi làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng.

Đặc biệt, nếu xử lý rác thải nhựa không đúng cách. Ví dụ như đốt nhựa không đúng quy chuẩn còn là nguy cơ gây ô nhiễm môi trường không khí, tạo ra hiệu ứng nhà kính và làm ảnh hưởng một cách tiêu cực đến đời sống con người và các sinh vật sống.

Đối với sinh vật biển

Việc xả thải rác thải nhựa tràn lan trên biển đã gây ra hiện tượng “ô nhiễm trắng” và làm ảnh hường nghiêm trọng đến các loài thủy, hải sản như:

Có đến hơn 260 loài sinh vật biển bị vướng hay ăn phải các mảnh rác thải nhựa trên biển, gây phá hủy tế bào, tác động xấu tới hệ tiêu hóa… hoặc làm tắc khí quản gây ngạt thở. Theo thống kê, bình quân trong mỗi con cá chứa khoảng 2.1 mảnh vi nhựa. Đây chính là nguyên nhân gây tử vong cho nhiều loài động vật.

Việc trong sinh vật biển chứa nhiều mảnh vi nhựa các rác thải nhựa trôi nổi trên biển cũng là nguyên nhân gây phá huỷ hay suy giảm đa dạng sinh học và làm thay đổi cấu trúc, thành phần của hệ sinh thái biển.

Để giảm thiểu tác động của rác thải nhựa đến môi trường, chúng ta cần hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa và có những hành động đúng đắn để giảm thiểu lượng rác thải nhựa. Dưới đây là một số lời khuyên để hạn chế sử dụng rác thải nhựa và bảo vệ môi trường:

Sử dụng các sản phẩm thay thế nhựa. Thay vì sử dụng sản phẩm nhựa, hãy sử dụng các sản phẩm thay thế như bao bì giấy, ly giấy, hoặc các sản phẩm bằng kim loại để giảm thiểu lượng rác thải nhựa.Tách rác thải nhựa. Hãy tách rác thải nhựa ra khỏi các loại rác thải khác và đưa nó đến các điểm thu gom rác thải nhựa để tái chế. Tái sử dụng sản phẩm nhựa đã có thay vì vứt đi sau một lần sử dụng. Hãy tái sử dụng chai nhựa, lon soda, ly nhựa và các vật dụng khác nhiều lần nếu có thể.Tìm kiếm những loại sản phẩm không sử dụng nhựa hoặc có ít nhựa hơn. Hãy chọn những loại sản phẩm không sử dụng nhựa như chai nước thủy tinh thay vì chai nhựa.Hãy phân loại rác thải tại nhà và đưa chúng đến nơi xử lý rác thải để tái chế và sử dụng lại.

Sử dụng túi bao bì không sử dụng nhựa. Túi bao bì dùng một lần thường là sản phẩm nhựa và đó là một trong những nguyên nhân chính của việc phát tán rác thải nhựa. Hãy sử dụng các loại túi bao bì không sử dụng nhựa để mua sắm. Sử dụng chai lọ thủy tinh. Thủy tinh là một vật liệu khá bền, không độc hại và có thể tái chế, vì vậy hãy sử dụng chai lọ thủy tinh thay cho các chai nhựa một lần dùng.

Hãy sử dụng các loại sản phẩm nhựa tái chế. Nhiều sản phẩm nhựa có thể được tái chế và sử dụng lại, giúp giảm thiểu sự sử dụng nguyên liệu mới để sản xuất sản phẩm nhựa mới.

Hạn chế sử dụng ống hút nhựa. Ống hút nhựa là một sản phẩm nhựa dùng một lần và không thể tái chế được. Thay thế, hãy sử dụng ống hút bằng kim loại hoặc sợi thủy tinh để giảm thiểu lượng rác thải nhựa.Tham gia các chiến dịch và chương trình giáo dục về vấn đề môi trường và giảm thiểu sử dụng rác thải nhựa. Tuyên truyền và giáo dục những người xung quanh về vấn đề rác thải nhựa và cách giảm thiểu sử dụng sản phẩm nhựa. Chúng ta cũng cần thúc đẩy việc sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường và các phương tiện tái chế rác thải nhựa để giảm thiểu lượng rác thải.

Zalo

Những lợi ích và ý nghĩa của việc tái chế rác thải nhựa

Giảm tốc độ khai thác tài nguyên thiên nhiên, giảm ô nhiễm môi trường, bảo vệ động, thực vật và nguồn nước tự nhiên.Giảm áp lực lên các khu vực rác thải, tránh tình trạng quá tải, đẩy lùi nguy cơ ô nhiễm môi trường.Tái chế thường tiêu tốn ít năng lượng hơn so với sản xuất nhựa mới, giúp tiết kiệm tài nguyên năng lượng.Tạo nhiều cơ hội việc làm cho người lao động trong quá trình thu gom, xử lý và chế biến rác thải.Thúc đẩy nhận thức và giáo dục cộng đồng về tầm quan trọng của tái chế và bảo vệ môi trường.Khuyến khích sự sáng tạo và thiết kế thông minh để tái sử dụng rác thải nhựa.Đóng góp vào sự bền vững của cuộc sống và hệ thống môi trường toàn cầu, giúp duy trì một tương lai xanh hơn cho thế hệ sau.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ về chung tay giải quyết ô nhiễm chất thải nhựa, ngày 29/7/2019 Bộ Y tế ban hành Chỉ thị 08 về giảm thiểu chất thải nhựa cho ngành y tế. Nhằm giảm thiểu rác thải nhựa, Ngành Y tế tăng cường phổ biến, hướng dẫn, nâng cao nhận thức và thay đổi thói quen sử dụng sản phẩm nhựa cho cán bộ, nhân viên y tế hạn chế phát sinh rác thải nhựa dùng 1 lần trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh,… Giảm sử dụng một số vật dụng, vật tư y tế làm từ nhựa có thể thay thế được bằng các sản phẩm làm từ các vật liệu thân thiện môi trường như sử dụng găng tay cao su, khẩu trang, mũ trùm đầu, bọc giấy, túi đựng thuốc bằng giấy; tăng cường sử dụng thuốc bằng đường uống thay cho đường tiêm; ứng dụng công nghệ số trong chụp X quang, cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ để hạn chế in phim làm từ nhựa. Đối với các sản phẩm nhựa không thể thay thế sẽ phân loại triệt để tại nguồn để thu gom tái chế theo quy định, tái sử dụng nhiều lần các chai lọ. Hạn chế tối đa sử dụng các loại nhựa đồ đựng thức ăn, uống dùng 1 lần trong cơ sở y tế từ sinh hoạt thường ngày của người bệnh, người nhà người bệnh, nhân viên y tế, phấn đấu chấm dứt hoàn toàn sử dụng túi nilong. Phát triển sử dụng mô hình 3T (Tiết giảm – Tái sử dụng – Tái chế).

Việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của chúng ta. Chúng ta cần cùng nhau thực hiện các hành động để giảm thiểu tác động xấu đến môi trường và duy trì sự sống của các loài sinh vật. Sử dụng rác thải nhựa là một trong những vấn đề cấp bách nhất. Hành động của mỗi người có tác động đến môi trường và sự chung tay của cộng đồng là rất quan trọng để giải quyết vấn đề này. Hãy chung tay cùng nhau để bảo vệ môi trường và tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả chúng ta.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Action