Tính đến cuối tháng 11/2024, cả nước ghi nhận131 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 4796 người mắc và 21 ca tử vong. So với cùng kỳ năm ngoái, số vụ tăng 7, số mắc tăng 2.677 người, số tử vong giảm 7 người.
Theo Bộ Y tế, số vụ ngộ độc thực phẩm lớn (từ 30 người mắc trở lên) ghi nhận 29 vụ, khiến 4.049 người mắc và 2 người tử vong. Số vụ ngộ độc nhỏ, vừa (dưới 30 người mắc/vụ) ghi nhận 102 vụ khiến 747 người mắc và 19 người tử vong.
Trong số 131 vụ ngộ độc thực phẩm có 43 vụ liên quan đến độc tố tự nhiên, chủ yếu do ngộ độc cóc, nấm rừng, so biển, cá nóc, cua lạ; 6 vụ liên quan đến hóa chất; 45 vụ liên quan đến vi sinh vật và 37 vụ chưa xác định nguyên nhân.
Tình hình ngộ độc thực phẩm có diễn biến phức tạp, xảy ra tại nhiều địa phương. Ngộ độc thực phẩm thường biểu hiện dưới hai dạng: cấp tính và mãn tính.
Ngộ độc cấp tính là tình trạng bệnh lý cấp tính do ăn phải thực phẩm có chất độc xảy ra đột ngột, biểu hiện bằng những triệu chứng dạ dày, ruột (buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy…) và những triệu chứng khác tùy theo tác nhân gây ngộ độc với những biểu hiện đặc trưng của từng loại (tê liệt thần kinh, rối loạn hô hấp, tuần hoàn, vận động).
Ngộ độc mãn tính không có dấu hiệu rõ ràng và không phát tác ngay. Sau khi ăn, các chất độc sẽ tích tụ lại trong cơ thể có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe lâu dài.
Ngộ độc thực phẩm sẽ có nhứng biểu hiện nhất định gây hại cho sứckhỏe. Ngộ độc cấp tính, nếu nhẹ có thể đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, nặng là tụt huyết áp, trụy mạch. Ngộ độc mãn tính dẫn đến tử vong hoặc để lại di chứng, hoặc gây ung thư do chất độc tích tụ lâu ngày. Không những vậy, chất độc vào cơ thể có khả năng phá hoại cơ quan nội tạng của con người…
Cách sơ cấp cứu ngộ độc thực phẩm
– Lưu ý tới các biểu hiện bệnh nặng và sơ cấp cứ tùy theo từng tình trạng. Ví dụ bất tính, thở yếu, ngừng thở, khó thở, co giật.
– Có thể uống nước gây nôn nếu: Người bệnh từ hai tuổi trở lên, còn tỉnh táo, mới ăn trong vòng 1 vài giờ và chưa nôn.
– Gọi điện tới cơ sở y tế để được tư vấn
– Gọi cấp cứu hoặc nhân viên y tế gần nhất hoặc người hỗ trợ, nếu bệnh nặng, đưa người đến cơ sở y tế gần nhất.
– Giữ lại thực phẩm nghi ngờ, bao gồm cả nhãn mác, thậm chí chất nôn của người bệnh để giúp cho việc xác định nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm.
– Khi thấy có nhiều cùng bị ngộ độc thực phẩm: Thông báo cho cơ sở y tế gần nhất, cơ quan y tế dự phòng hoặc chính quyền địa phương để các cơ sở y tế có thể kịp thời chuẩn bị đủ nhân lực đối phó trong trường hợp ngộ độc thực phẩm xảy ra hàng loạt, các cơ quan chức năng có thể ngăn chặn kịp thời ngộ độc thựcphẩm tiếp diễn.
Để hạn chế ngộ độc thực phẩm, người tiêu dùng nên mua các thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, kể cả về người bán hàng và người sản xuất. Trên thực phẩm cần có nhãn mác, thông tin mô tả cụ thể, có đăng ký cơ quan quản lý.
Mọi người phải lựa chọn thực phẩm tươi sạch, giữ vệ sinh ăn uống, chú ý khâu bảo quản thực phẩm, chú ý khâu chế biến, vệ sinh sạch sẽ dụng cụ nấu nướng.