Ngày 23 tháng 3 năm 2025 UBND phường đã phối hợp với chi cục Thú y tổ chức tiêm phòng dại cho 128 con Chó, Mèo.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh dại phổ biến trên toàn thế giới. Mỗi năm có trên 10 triệu người bị súc vật dại hoặc nghi dại cắn, phải đi điều trị dự phòng bằng vắc xin dại, có khoảng 60.000 – 70.000 người bị chết do bệnh dại, phần lớn được báo cáo từ các nước thuộc vùng nhiệt đới, nơi có tới 3/4 dân số thế giới sinh sống. Từ năm 2004 đến nay bệnh dại tăng lên rõ rệt ở các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.
Căn cứ Luật Thú y số 79/2015/QH 13 ngày 19/6/2015; Luật Chăn nuôingày 09/7/2024.Thực hiện kế hoạch số 354/KH-UBND ngày 18/12/2024 của UBND Quận Ba Đình về phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản trên địa bàn quận Ba Đình năm 2025; Kế hoạch số 89 ngày 06/3/2025 về “Tiêm vắc xin phòng bệnh Dại cho đàn chó mèo trên địa quận Ba Đình năm 2025”; Kế hoạch số 181/ KH- TTYT ngày 20/2/2025 kế hoạch về hoạt động phòng, chống bệnh dại năm 2025.
Ngày 23 tháng 3 năm 2025 UBND phường đã phối hợp với chi cục Thú y tổ chức tiêm phòng dại cho 128 con Chó, Mèo. Thực hiện tốt việc tuyên truyền các quy định của Nhà nước về việc tiêm phòng bắt buộc cho vật nuôi, BCĐ phòng chống dịch phối hợp với các ban, nghành, đoàn thể, các khu dân cư, tổ dân phố thống kê chính xác số lượng vật nuôi; nắm bắt thông tin và quản lý số lượng vật nuôi trên địa bàn phường. Kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân nuôi chó mèo không thực hiện việc tiêm phòng dại theo quy định. Phối hợp với Trạm chăn nuôi và thú y Ba Đình tổ chức, thực hiện tốt việc tiêm phòng vắc xin dại cho đàn chó, mèo 1 đợt chính trong năm (vào tháng 3-4) và tiêm phòng bổ sung hàng tháng cho số chó mèo sinh ra, mới nhập về nuôi, chưa được tiêm phòng, với mục tiêu:
– Tỷ lệ tiêm phòng phải đạt trên 90% đàn chó mèo trong diện phải tiêm.
– Kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân nuôi chó mèo không thực hiện việc tiêm phòng dại theo quy định.
– Hướng dẫn người chăn nuôi mở sổ theo dõi việc tiêm phòng vắc xin cho vật nuôi.
-Tiêm phòng dại cho chó, mèo định kỳ hàng năm.
– Khi bị cắn cần sơ cứu theo các bước ngay lập tức và đến cơ sở y tế để được khám và tiêm phòng.
– Vết thương được rửa và điều trị kịp thời sau khi bị cắn là một quyết định sống còn. Rửa ngay thật kỹ vết cắn bằng xà phòng, sau đó rửa lại bằng nước muối, bôi chất sát trùng như cồn, cồn iốt để làm giảm lượng vi rút tại vết cắn.
– Chỉ khâu vết thương trong trường hợp vết cắn đã quá 5 ngày.
– Việc khám bệnh nhân bị súc vật cắn hoặc tiếp xúc để có chỉ định điều trị dự phòng bằng vắc xin dại hoặc vắc xin + Huyết thanh kháng dại phải thực hiện càng sớm càng tốt.