Chiều ngày 01 tháng 04 năm 2025 tại Nhà văn hóa Phường Đội Cấn tổ chức tập huấn các kiến thức về An toàn thực phẩm tới các hộ đang kinh doanh dịch vụ ăn uống, các bếp ăn tập thể và các trường Mầm non trên địa bàn phường.
Nhu cầu về thực phẩm là thứ thiết yếu, mỗi ngày tất cả con người đều phải sử dụng rau, thịt, cá… để làm thức ăn, dẫu biết “độc”, “hại” nhưng vẫn phải tiêu thụ. Vấn đề thực phẩm bẩn đã khiến con người buộc phải hành động nhằm đảm bảo sức khỏe và tính mạng của mình và người thân. Để làm được điều đó mỗi một tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm, chung tay phát huy các quyền và nghĩa vụ của mình đối với vấn đề an toàn thực phẩm.
Để bảo đảm an toàn trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng thực phẩm, Luật An toàn thực phẩm đã quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm và quyền, nghĩa vụ của người tiêu dùng
Thực hiện kế hoạch 13/KH-UBND ngày 10/01/2025 của UBND quận Ba Đình về“Công tác An toàn thực phẩm quận Ba Đình năm 2025”; Thực hiện Kế hoạch số 46 ngày 15 tháng 01 năm 2025 của Trung Tâm y tế quận Ba Đình về“Triển khai thực hiện hoạt động An toàn thực phẩm năm 2025” với mục tiêu nâng cao năng lực quản lý đảm bảo chất lượng An toàn thực phẩm ; Nâng cao kiến thức, thực hành đúng về An toàn thực phẩm của người quản lý, người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và của người tiêu dùng.Tăng cường phòng chống ngộ độc thực phẩm, hạn chế các bệnh truyền qua thực phẩm xảy ra trên địa bàn quận.Tăng cường năng lực hệ thống kiểm nghiệm đảm bảo chất lượng An toàn thực phẩm và kiểm tra, giám sát phát hiện, xử lý kịp thời vi phạm về An toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố.
Chiều ngày 01 tháng 04 năm 2025 tại Nhà văn hóa Phường Đội Cấn tổ chức tập huấn các kiến thức về An toàn thực phẩm tới các hộ đang kinh doanh dịch vụ ăn uống, các bếp ăn tập thể và các trường Mầm non trên địa bàn phường.
UBND phường Phối hợp Trung tâm Y tế quận tổ chức buổi tập huấn phổ biến kiến thức vệ sinh môi trường, An toàn thực phẩm , phòng chống ngộ độc thực phẩm cho chủ các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống trên địa bàn phường; tổ chức phổ biến kiến thức An toàn thực phẩm.
*/ Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong sản xuất thực phẩm
– Tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm;
– Tuân thủ quy định của Chính phủ về tăng cường vi chất;
– Thông tin pháp luật về nhãn hàng hóa;
– Thiết lập quy trình tự kiểm tra trong quá trình sản xuất thực phẩm;
– Thông tin trung thực; cảnh báo kịp thời, đầy đủ, chính xác về nguy cơ gây mất an toàn của thực phẩm;
– Ngừng sản xuất, khắc phục hậu quả khi phát hiện thực phẩm không an toàn hoặc không phù hợp tiêu chuẩn đã công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
– Lưu giữ hồ sơ, mẫu thực phẩm, các thông tin cần thiết theo quy định về truy xuất nguồn gốc thực phẩm;
– Thu hồi, xử lý thực phẩm quá thời hạn sử dụng, không bảo đảm an toàn;
– Tuân thủ quy định pháp luật, quyết định về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Chi trả chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm theo quy định của pháp luật;
– Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật khi thực phẩm không an toàn do mình sản xuất gây ra.