HƯỞNG ỨNG NGÀY HEN TOÀN CẦU (WORLD ASTHMA DAY) 06/05 NĂM 2025

Chủ đề Ngày Hen toàn cầu năm 2025 là “Làm cho phương pháp điều trị dạng hít tiếp cận được với tất cả mọi người”.

Thực hiện Kế hoạch số 545/KH-TTYT ngày 23/4/2025 về Truyền thông hưởng ứng ngày Hen toàn cầu năm 2025; Trung tâm Y tế quận Ba Đình hưởng ứng Ngày Hen toàn cầu ngày 06/05/2025, đây là hoạt động tuyên truyền hằng năm nhằm nâng cao hiểu biết của người dân về phòng chống Hen phế quản với chủ đề năm nay là “Làm cho phương pháp điều trị dạng hít tiếp cận được với tất cả mọi người”.

Ngày Hen toàn cầu (World Asthma Day – WAD) được tổ chức bởi Tổ chức Toàn cầu phòng chống Hen phế quản (GINA), một tổ chức hợp tác của Tổ chức Y tế Thế giới được thành lập vào năm 1993. WAD được tổ chức vào thứ ba tuần đầu của tháng 5 hàng năm nhằm nâng cao nhận thức trong cộng đồng về gánh nặng của bệnh hen suyễn trên toàn thế giới.

Hen phế quản là tình trạng viêm mạn tính của khí đạo với nhiều tế bào và các thành phần tham gia kết hợp với tăng nhạy cảm đường hô hấp tạo thành những cơn kịch phát như ho khò khè khó thở, thường xảy ra về đêm hay gần sáng, các cơn này có thể hồi phục tự nhiên hay do điều trị. Ảnh hưởng đến hơn 260 triệu người và gây ra hơn 450.000 ca tử vong mỗi năm trên toàn thế giới, hầu hết trong số đó đều có thể phòng ngừa được. Các dấu hiệu nhận biết Hen phế quản:

– Khó thở, khò khè, thở rít, đặc biệt khi thở ra;

– Thời điểm xuất hiện cơn khó thở: về đêm, theo mùa, sau một số kích thích (cảm cúm, gắng sức, thay đổi thời tiết, khói bụi);

– Tiền sử có cơ khó thở kiểu hen: ho khạc đờm, khó thở, cò cừ, nặng ngực, nghe phổi có ran rít, ran ngáy;

– Những triệu chứng này thường xuất hiện nhiều và nặng về ban đêm, gần sáng và tái đi tái lại nhiều lần;

– Triệu chứng xuất hiện nhiều hơn hoặc nặng hơn khi thay đổi thời tiết, chuyển mùa,…

– Triệu chứng xuất hiện rõ hoặc xấu đi khi tiếp xúc với các yếu tố khởi phát, di nguyên như: mạt nhà, lông thú, phấn hoa, khói thuốc, hóa chất, thay đổi thời tiết, nhiễm khuẩn hô hấp, vận động mạnh, xúc động mạnh.

Nguyên nhân là gì?

– Yếu tố di truyền: 50% – 60% liên quan đến yếu tố này. Theo một số nghiên cứu bố hoặc mẹ bị hen thì nguy cơ con mắc bệnh hen 25% và nếu bố và mẹ đều bị Hen phế quản thì tỷ lệ tăng gấp đôi

– Yếu tố môi trường:

+ Dị nguyên trong nhà: Mạt bụi nhà, nấm mốc, lông thú như: chó, mèo…

+ Dị nguyên ngoài nhà: Bụi đường phố, phấn hoa, hương khói hóa chất, ô nhiễm môi trường..

+ Nhiễm khuẩn đường hô hấp do virus, vi khuẩn…

+ Nghề nghiệp: May, sơn, hóa chất..

+ Thức ăn: Trứng, hải sản và phụ gia thực phẩm

+ Thuốc: Aspirin

+ Khói thuốc lá

– Các yếu tố khác: Nội tiết, Stress, gắng sức, thay đổi thời tiết, mùi vị đặc biệt.

Khi bạn tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ trên sẽ kịch phát cơn hen phế quản.

Zalo

Người bệnh khi mắc hen phế quản thì điều đầu tiên cần nhớ chính là viêm đường thở là MẠN TÍNH (kể cả khi không có triệu chứng thì đường thở vẫn bị viêm) nên việc điều trị hen phế quản là “mạn tính”. Bệnh hen phế quản thường không thể chữa khỏi, nhưng triệu chứng của bệnh có thể được kiểm soát bởi sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân. Cách phòng tránh hen phế quản:

– Hạn chế tiếp xúc bới các tác nhân dị ứng như bụinhà, lông động vật, phấn hoa…

– Bệnh nhân dị ứng với loại thực phẩm nào thì cấn tránh ăn uống loại thực phẩm đó

– Phòng tránh nhiễm khuẩn đường hô hấp

– Tránh lo âu, căng thẳng quá mức.

Zalo

Các thuốc điều trị hen phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) ở dạng dụng cụ xịt hít, với hàm lượng thuốc sử dụng rất thấp so với dạng uống, mang lại an toàn cho người bệnh. GINA không còn khuyến cáo điều trị hen người lớn/thiếu niên với thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn (SABA) một mình. Thay vào đó, bệnh nhân nên được cho thuốc hít có chứa corticosteroid tùy theo triệu chứng (ở hen nhẹ) hoặc hàng ngày, để làm giảm nguy cơ các cơn kịch phát nặng. Người trưởng thành và thanh thiếu niên mắc bệnh hen nên dùng thuốc kiểm soát có chứa ICS để giảm nguy cơ các cơn kịch phát nặng, ngay cả ở những bệnh nhân có triệu chứng không thường xuyên. Mỗi bệnh nhân hen nên có một loại thuốc hít cắt cơn.

Khi có những triệu chứng nghi ngờ Hen phế quản, hãy đến phòng khám Đa khoa 50 Hàng Bún và Trạm Y tế phường – Trung tâm Y tế quận Ba Đình để được khám, tư vấn, phát hiện, chẩn đoán và điều trị kịp thời bệnh hen phế quản, hướng dẫn người bệnh và người nhà về vấn đề dùng thuốc, chế độ dinh dưỡng, phục hồi chức năng hô hấp, tập luyện thể dục hàng ngày phù hợp,… Qua đó giúp cải thiện kỹ năng thực hành kiểm soát môi trường sống, biết xử lý khi cơn hen xuất hiện trong trường hợp vậnđộng gắng sức. “Kiểm soát tốt bệnh hen là góp phần giảm gánh nặng chi phí do điều trị, giảm tỉ lệ tử vong và nâng cao chất lượng cuộc sống.”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Action