Phường Đội Cấn tổ chức chiến dịch tiêm vét Vacxin phòng chống bệnh Sởi năm 2025

Ngày 17/3/2025, Trạm Y tế phường Đội Cấn đã tổ chức tiêm vét Vacxin phòng chống bệnh Sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi trên địa bàn phường.

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính cực kỳ nguy hiểm do virus gây ra, tốc độ lây lan nhanh chóng trong cộng đồng, đặc biệt là ở những khu vực đông người như: nhà trẻ, trường học, khu đông dân cư. Bệnh dễ bùng phát thành dịch, thậm chí đại dịch nếu không có biện pháp phòng ngừa thích hợp. Bệnh sởi ở trẻ em phổ biến và diễn biến nguy hiểm với nhiều biến chứng nghiêm trọng, có thể đe dọa tính mạng của trẻ nếu không được điều trị kịp thời. “Sởi không hoàn toàn là bệnh lành tính chỉ gây phát ban, sốt thông thường. Trẻ nhiễm sởi có thể gặp nhiều biến chứng và bội nhiễm các loại vi khuẩn khác gây ra viêm phế quản, viêm phổi, viêm não, viêm màng não, viêm tủy, viêm ruột, cam tẩu mã, viêm mũi họng, viêm tai xương chũm…, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của trẻ. Trong khi đó, sởi vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu, một khi mắc chỉ có thể áp dụng các phương pháp chăm sóc để giảm nhẹ triệu chứng. Vì thế, phương pháp bảo vệ trẻ tránh khỏi các gánh nặng bệnh tật do sởi gây ra là phòng ngừa chủ động từ sớm, hiệu quả nhất là tiêm chủng vắc xin có chứa thành phần sởi khi trẻ vừa đạt 9 tháng tuổi.”

Zalo

Thực hiện chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch sởi trên địa bàn thành phố Hà Nội và quận Ba Đình năm 2025: Tất cả trẻ em từ 1-5 tuổi chưa tiêm đủ 2 mũi vacxin Sởi sẽ được tiêm bổ sung 1 mũi vacxin phòng bệnh Sởi. Ngày 17/3/2025, Trạm Y tế phường Đội Cấn đã tổ chức tiêm vét Vacxin phòng chống bệnh Sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi trên địa bàn phường.

Công tác tiếp đón, khám, tư vấn, tiêm chủng, theo dõi sau tiêm được thực hiện nghiêm túc, bố trí hợp lý, quy trình một chiều. Trước đó, toàn bộ đối tượng trong diện tiêm chủng được lập danh sách cụ thể và thông báo đầy đủ thời gian, địa điểm tiêm. Cán bộ y tế tham gia tiêm chủng được hướng dẫn, tập huấn lại về chuyên môn kỹ thuật. Các nội dung đều thực hiện đúng sự chỉ đạo Trung tâm Y tế quận Ba Đình, đảm bảo công tác tiêm chủng diễn ra đảm bảo an toàn, đạt kết quả tốt như kế hoạch đề ra .

Zalo

Các khuyến cáo về triệu chứng, biến chứng và cách dự phòng bệnh sởi cho nhân dân trên địa bàn phường Đội Cấn:

1. Triệu chứng bệnh sởi:

Bệnh sởi bắt đầu với triệu chứng sốt cao, ho, sổ mũi, viêm kết mạc (mắt đỏ), và xuất hiện các vết phát ban đỏ sau vài ngày, thường bắt đầu từ mặt và lan dần xuống cơ thể.Trẻ có thể gặp các dấu hiệu như mệt mỏi, chán ăn và có thể bị tiêu chảy.

2. Biến chứng của bệnh sởi:

Viêm não: Đây là biến chứng nặng của sởi, thường xuất hiện từ ngày 3 đến ngày 6 sau khi phát ban. Các triệu chứng bao gồm sốt cao, nhức đầu, co giật, rối loạn ý thức, và liệt. Tỷ lệ tử vong lên đến 20% ở trường hợp này.

Suy dinh dưỡng: Sởi có thể dẫn đến suy dinh dưỡng do tổn thương hệ tiêu hóa và giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng.

Suy giảm miễn dịch: Virus sởi phá hủy các kháng thể có sẵn, khiến trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng khác. Tình trạng suy giảm miễn dịch này có thể kéo dài hơn một năm.

Tổn thương lâu dài: Trẻ có thể gặp các di chứng suốt đời như liệt, điếc, chậm phát triển trí tuệ hoặc khó khăn trong học tập

3. Cách dự phòng bệnh sởi:

Tiêm vaccine: Tiêm vaccine sởi là biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa. Phụ huynh cần đảm bảo cho trẻ tiêm đủ 2 mũi vaccine sởi: Mũi đầu tiên khi trẻ được 9 tháng tuổi và mũi thứ hai sau 12 tháng tuổi.

Vệ sinh cá nhân: Khuyến khích trẻ rửa tay thường xuyên và đeo khẩu trang khi ở nơi đông người để giảm nguy cơ lây nhiễm.

Khử trùng và cách ly: Duy trì vệ sinh các đồ dùng học tập, đồ chơi, và phòng học. Cách ly trẻ mắc sởi với những trẻ khỏe mạnh để tránh lây lan.

Tăng cường dưỡng đầy đủ: Cung cấp chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng cho trẻ để tăng sức đề kháng.

4. Khuyến cáo khi có triệu chứng:

Khi trẻ có dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban, phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Đồng thời, cách ly trẻ với những người khác để ngăn ngừa lây nhiễm.

5. Hướng dẫn cho người lớn:

Người lớn chưa tiêm vaccine sởi hoặc không nhớ lịch sử chủng ngừa cần tiêm ít nhất 2 mũi vaccine, cách nhau một tháng.

Phụ nữ nên tiêm vaccine sởi trước khi mang thai ít nhất 3 tháng.

6. Tiêm vaccine tại địa phương:

Các phụ huynh có thể đưa trẻ đến trạm Y tế phường để tiêm vaccine phòng sởi.

Zalo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Action