Bữa ăn của người Việt thường đi kèm với nhiều loại rau,quả được chế biến theo nhiều cách khác nhau. Vì thế, khi có những vụ việc làm rau,quả bẩn làm giả rau sạch, người tiêu dùng rất bức xúc và hoang mang.
Rau sạch, hay rau an toàn, là gì?
Thực tế, nhiều người chọn mua rau sạch nhưng vẫn còn mơ hồ khái niệm về nó. Rau sạch (hay rau an toàn) là một thuật ngữ dùng để chỉ các sản phẩm rau xanh, củ, hoa quả an toàn cho sức khỏe con người và lượng phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tồn đọng trong quá trình sản xuất phải dưới mức tiêu chuẩn cho phép.
Ăn phải rau bẩn, nguy hại ra sao?
Rau bẩn là rau nhiễm các hóa chất độc hại do quá trình trồng trọt và canh tác không tuân thủ theo các nguyên tắc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học. Do đó khi ăn phải rau bẩn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
Một trong số những tình trạng phổ biến hiện nay đó là ăn phải rau bẩn có dư lượng thuốc trừ sâu cao. Điều này rất dễ dẫn đến các bệnh về thần kinh. Các chất hóa học có trong các loại thuốc này ảnh hưởng lớn hoặc thậm chí gây mất dần chức năng của não bộ.
Rau nhiễm chất độc từ thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học có thể khiến người ăn bị ngộ độc cấp tính cho cơ thể. Nếu phát hiện muộn và không chữa trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong. Bên cạnh đó việc tưới rau trong quá trình vận chuyển bằng nguồn nước ô nhiễm cũng là nguyên nhân lớn gây nên các bệnh về vi sinh vật có hại như giun sán, ký sinh trùng,…
Ngoài ra, người ăn phải rau trồng từ nguồn đất bị ô nhiễm bởi các kim loại nặng, dễ dàng dung nạp những kim loại này và cơ thể. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến các bệnh ung thưnguy hiểm đến sức khỏe con người
Rau quả tươicó nhiều nước, có men, có các chất dinh dưỡng, là môi trường thích hợp cho vi sinh vật phát triển và dễ lên men dễ hoặt động, do đó rau quả tươi là thực phẩm rất dễ bị hư hỏng. Đồng thời, rau quả tươi hiện nay có nguy cơ rất cao tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV), chất bảo quản.
Lựa chọn rau quả tươi cần chú ý.
Hình dáng bên ngoài: còn nguyên vẹn, lành lặn, không dập trầy sước, thâm nhũn ở núm cuống. Cảnh giác loại quá “ mập”.
Màu sắc: có màu sắc tự nhiên của rau quả, không héo, không úa, héo. Chú ý các loại quả xanh hoặc có màu sắc bất thường.
Sờ, nắm: cảm giác nặng tay, dòn chắc. Chú ý cảm giác “ nhẹ bỗng ” của một số rau xanh được phun quá nhiều chất kích thích sinh trưởng và hóa chất bảo vệ thực vật.
Không có dính chất lạ: Rất nhiều loại rau quả còn dính chất bảo vệ thực vật trên lá, cuống lá, núm quả, cuống quả … có các vết lấm tấm hoặc vết trắng.
Mùi: Không có mùi lạ. Nếu lượng HCBVTV tồn dư nhiều, ngủi thấy mùi hắc, mùi HCBVTV.
Với quả: Có một số loại được ngâm tẩm chất bảo quản độc hại, nhìn ngoài vẫn có màu tươi đẹp, nhưng núm cuống hoặc thâm nhũn, hoặc còn dính HCBVTV, khi bổ ra hoặc khi bóc vỏ thấy biến màu giữa lớp vỏ và thịt quả. Trước khi sử dụng việc rửa rau quả là khâu quan trọng trong quá trình chế biến và trước khi ăn. Cách rủa truyền thống, đơn giản nhưng đảm bảo an toàn vệ sinh nhất vẫn là rửa rau xanh có lá to dưới vòi nước sạch, chạy mạnh.
Trong xử lý làm sạch rau xanh, một số người dùng nước muối, pha thuốc tím hoặc các loại hóa chất rửa rau an toàn được quản cáo trên thị trường …Thật ra nếu sử dụng phương pháp này, rau xanh hoặc quả tươi chỉ được làm sạch một phần, chủ yếu loại bỏ một số chất bẩn, hóa chất, vi khuẩn …còn ký sinh trùng gây bệnh thì rất khó làm sạch. Nếu dùng nước pha với muối, thuốc tím hoặc hóa chất tẩy sạch có nồng độ cao thì rau xanh sau khi rửa sẽ bị bầm dập, bớt xanh tươi, mùi vị có thể thay đổi.
Vì vậy cách rửa truyền thống, đơn giản nhưng đảm bảo an toàn vệ sinh nhất là rửa rau xanh có lá to dưới vòi nước sạch chảy mạnh, cẩn thận bóc tách và rửa từng cọng rau, từng lá rau, rủa bề mặt bên này rồi đến bề mặt bên kia một cách nhẹ nhàng, không nóng vội. Các loại rau lá nhỏ thì phải rửa trong chậu với nước sạch nhiều lần. Qủa tươi sau khi rủa dưới vòi nước sạch nhiều lần, trước khi ăn lên gọt vỏ.
Rửa rau đúng là như thế nào?
Phải đảm bảo nước dùng để rủa phải sạch, rửa dưới vòi nước chảy từ 3 nước trở lên, sau đó tùy vào từng loại rau ta áp dụng khác nhau:
Nếu là cọng rau lá to: Như cải xanh, xà lách … thì phải bẻ ra từng nhánh, từng lá để dưới vòi nước chảy mạnh một lúc lâu cho sạch hết ký sinh trùng nếu có. Lật tiếp qua bề mặt kia rửa tương tự như vậy. Sau đó bỏ vào thau, rửa lại bình thường một hoặc hai nước.
Nếu là cọng nhỏ: Như cải xoong, rau muống …thì để vào thau rồi đảo qua, đảo lại nhiều lần, ít nhất cũng phải thay năm sáu nước như vậy. Nếu cần thiết cuối cùng mới ngâm nước muối hoặc sục trong nước ozone. Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong tình hình hiện nay, các nhà hàng, quán ăn lớn có điều kiện lên rửa rau sống bằng nước ozone với nồng độ cao. Đối với các gia đình sau khi mua rau về, dù là rau sạch ở các siêu thị vẫn phải rửa thật sạch, tốt nhất rửa từng lá dưới vòi nước chảy nhiều lần để vi khuẩn, trứng ký sinh trùng và hóa chất còn bám trên rau trôi đi. Dù đã xử lý cẩn thận, tuy nhiên muốn tránh nhiễm ký sinh trùng, các bà nội trợ nên rửa rau sạch trước khi chế biến, hạn chế ăn rau sống và các món gỏi.