AN TOÀN THỰC PHẨM CHO PHỤ NỮ MANG THAI TRONG NGÀY TẾT

Ngộ độc thực phẩm còn gọi là ngộ độc thức ăn hay trúng thực, là tình trạng gây ra do ăn uống phải thức ăn , nước uống bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc hay những thực phẩm bị biến chất, ôi  thiu có chất bảo quản, chất phụ gia …. Bệnh có thể gây nguy hại đến sức khỏe của con người.

  1. Triệu chứng của ngộ độc thực phẩm đối với phụ nữ mang thai:
  • Tiêu chảy, đau bụng, bụng khó chịu, đi ngoài phân có máu
  • Nôn ói
  • Sốt, ớn lạnh người, chóng mặt, đau đầu…
  • Nhức mỏi, đau cơ toàn thân, mê sảng, co giật…
  • Bụng khó chịu hoặc bị đau bất thường

Ngộ độc thức ăn ở mẹ bầu có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng tới sức khỏe của mẹ và bé. Nôn và tiêu chảy kéo dài khiến cơ thể mẹ bầu mất nhiều nước, mất cân bằng. Bên cạnh đó, độc tính của vi khuẩn truyền qua nhau thai gây ảnh hưởng đến sự an toàn của thai nhi, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Nếu trong 3 tháng đầu thai kỳ: Khiến mẹ bầu dọa sảy thai, sảy thai hoặc thai chết lưu.
  • 3 tháng tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ: Khiến thai nhi chậm phát triển, có thể dẫn đến suy thai, sinh non hoặc thai chết lưu.
  • Nếu ngộ độc liên quan đến Norovirus có thể khiến thai nhi bị suy dinh dưỡng; ngộ độc liên quan đến vi khuẩn Listeria ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh của bé;
  • Ngộ độc liên quan đến khuẩn e.Coli có thể gây suy thận cho mẹ bầu; ngộ độc do khuẩn Salmonella có thể khiến mẹ bầu bị nhiễm khuẩn huyết, viêm khớp hay viêm màng não…

II . Xử trí khi phụ nữ mang thai bị ngộ độc

  • Khi mẹ bầu bị ngộ độc thức ăn thì cần xử trí đúng cách càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng nghiêm trọng hơn. Những cách xử trí khi mẹ bầu có dấu hiệu ngộ độc:
  • Móc họng để gây nôn, giúp nôn ra bớt các thực phẩm nhiễm độc, ngăn cản độc tố bị hấp thụ vào ruột và bảo vệ niêm mạc dạ dày.
  • Bù nước và chất điện giải, giúp trung hòa các chất và thải độc, giúp cơ thể nhanh hồi phục.
  • Sau khi xử trí tạm thời, mẹ bầu cần lập tức đến thăm khám tại bệnh viện để có phương pháp chữa trị nâng cao, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
  • Sau khi thăm khám, mẹ bầu cần uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ và nghỉ ngơi, thư giãn để sớm hồi phục.

III. Cách phòng tránh ngộ độc cho phụ nữ mang thai

  • Tuyệt đối không nên ăn các món tái, sống, nem chua, thịt ủ chua, khi mang thai tốt nhất là nên ăn chín, uống sôi.
  • Không nên ăn nhiều các loại thực phẩm ăn liền, đóng hộp, thịt nguội, pate đông lạnh, hun khói…
  • Hạn chế uống các loại sữa tươi, nước ép hoặc sữa chua chưa được tiệt trùng.
  • Bảo quản thịt cá tươi sống tách biệt với các thực phẩm chín khác trong tủ lạnh.
  • Thức ăn thừa nên ăn hết trong vòng 2 ngày ngay cả khi bảo quản trong tủ lạnh.
  • Cần chú ý rằng các loại thực phẩm khác nhau sẽ có cách bảo quản khác nhau. Cần sắp xếp tủ lạnh, tủ bảo quản một cách khoa học để sử dụng trước những món nhanh hư hỏng.
  • Không ăn uống các món đã hết hạn ngay cả khi chúng chưa bị biến đổi màu sắc hay mùi vị.
  • Luôn rửa sạch rau củ quả và trái cây trước khi chế biến.
  • Rửa tay sạch bằng xà bông trước và sau khi nấu ăn, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh và sau khi cơ chế các loại thực phẩm sống.
  • Thường xuyên vệ sinh bếp nấu ăn và các dụng cụ nấu ăn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Action